CÁC PHƯƠNG PHÁP KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

1.   Phương pháp khẩu hao đường thẳng (khấu hao bình quân, tuyến tính cố định)

•    Nội dung:

Phương pháp khấu hao này dựa trên giả thiết rằng TSCĐ giảm dần giá trị sử dụng theo thời gian và giá trị này được đưa dần vào chi phí theo từng thời kỳ với một giá trị như nhau. Theo phương pháp này mức khấu hao phải trích hàng năm được xác định theo công thức sau:

Mức khấu hao bình quân năm = Giá trị phải tính khấu hao/ Số năm sử dụng

Mức khấu hao bình quân tháng = Mức khấu hao bình quân năm /12 tháng   

Để đơn giản, mức khấu hao của tháng bất kỳ trong năm được xác định như sau:

Mức khấu hao phải trích trong tháng=Mức khấu hao đã trích tháng trước+Mức khấu hao tăng trong thángMức khấu hao giảm trong tháng
     
Mức khấu hao tăng giảm trong tháng=Mức khấu hao bình quân ngàyxSố ngày còn lại của tháng

 Ưu điểm:

Cách tính đơn giản, dễ tính toán, phân bổ đều giá trị của TSCĐ của các kỳ sử dụng.

Nhược điểm:

Phương pháp này không đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Vì chi phí được phân bổ đều cho các kỳ nên đã ngầm định rằng sản xuất là không có sự biến động giữa các kỳ (mức độ sử dụng TSCĐ, chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ, mức độ sản xuất… không thay đổi, giả thiết này hoàn toàn không hợp lý).

2 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản xuất

a.Nội dung phương pháp:

  • Điều kiện áp dụng:

– TSCĐ trực tiếp tham gia vao quá trình sản xuất sản phẩm

– Đơn vị xác định được khối lượng, số lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ.

– Công suất máy móc thiết bị thực tế sử dụng bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50 % công suất thiết kế.

  • TSCĐ trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng như sau:

– Căn cứ vào hồ sơ kinh tế, kỹ thuật của TSCĐ, doanh nghiệp xác định tổng số lượng, khối lượng sản xuất sản phẩm theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi tắt là sản lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.

 Xác định mức khấu hao cho 1 đơn vị sản phẩm  như sau:

Mức khấu hao cho 1 đơn vị sản phẩm = Giá trị TSCĐ phải tính khấu hao / Sản lượng (khối lượng) theo thiết kế

Mức khấu hao (tháng) năm = Số lượng sản phẩm sản xuất trong (tháng) năm x Mức khấu hao cho 1 đơn vị sản phẩm

b.Ưu điểm:

Ưu điểm của phương pháp này có sự phân bổ chi phí hợp lý theo số lượng sản phẩm sản xuất, đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa các kỳ sản xuất nhiều sản phẩm thì giá trị của TSCĐ chuyền vào sản phẩm nhiều và ngược lại những sản pe kehẩm sản xuất ít thì phân bổ giá trị TSCĐ vào ít hơn.

c.Nhược điểm:

  • Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là sự giả định mang tính chủ quan về số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, vì vậy không tính đến các yếu tố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất: hỏng máy không đạt được chỉ tiêu sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ được… dẫn đến sự phân bổ thiếu chính xác gây sai lệch đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính đặc biệt là lợi nhuận và thuế phải nộp.

d. Ví dụ:

Công ty A mua máy ủi đất (mới 100%)  với nguyên giá 450 tr đồng. Công suất thiết kế của máy ủi đất này là 30 m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi là 2.400.000 m3. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là:

ThángKhối lượng sản phẩm hoàn thành (m3)ThángKhối lượng sản phẩm hoàn thành(m3)
114.000715.000
215.000814.000
318.000916.000
416.0001016.000
515.0001118.000
614.0001218.000
  • Gợi ý:Mức trích khấu hao theo khổi lượng sản phẩm của tài sản này được xác định như sau: Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1m3  đất ủi là 450 tr : 2.400.000m3 = 187,5đ/m3. Từ đó tính được mức khấu hao trong tháng theo công thức

3. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

a.Nội dung phương pháp

  • Là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hàng năm giảm dần theo thứ tự những năm sử dụng.
  • Điều kiện áp dụng:  (giáo trình trang 99)
  • Công thức:
  • Mức khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh

b.Điều kiện áp dụng:

  • TSCĐ Là tài sản cố định chưa qua sử dụng (đầu tư mới).
  • TSCĐ Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
  • DN  hoạt động trong các các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh và hoạt động có hiệu quả kinh tế cao
  • Mức trích khấu hao tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ.
  • Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.

c. Cách tính

Mức khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó :Tỉ lệ khấu hao nhanh = ( 1/ Số năm sử dụng ) x Hệ số điều chỉnh

Bảng hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng TSCĐ

Thời gian sử dụng của TSCĐHệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm ( T < 4 năm)1,5
Trên 4 đến 6 năm ( 4 < T < 6 )2
Trên 6 năm ( T > 6 )2,5

Những năm cuối  khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp này bằng hoặc thấp hơn  mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.

Ví dụ:

Công ty A mua 1 thiết bị sản xuất các linh kiên điện tử mới với nguyên giá là 10 tr đồng. Thời gian sử dụng của TSCĐ xác định theo quy đinh là 5 năm.

Xác định mức khấu hao hằng năm như sau:

  • Tỷ lệ khấu hao hằng năm của TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%.
  • Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh là 20% x 2 =40%.
  • Mức trích khấu hao năm của TSCĐ được xác định cụ thể theo bẳng dưới đây.
Đơn vị: 1.000đ  
Năm thứGiá tri còn lại của TSCĐCách tính số khấu hao TSCĐ hàng nămMức khấu hao hằng nămMức khấu hao hằng thángKhấu hao lũy kế cuối năm
110.00010.000 x 40%4.000333,3334.000
26.0006.000 x 40%2.4002006.400
33.6003.600 x 40%1.4401207.840
42.1602.160 : 21.080908.920
52.1602.160 : 21.0809010.000

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

MesengerZaloCallEmail