Chào các bạn, tất cả chúng ta đều biết rằng Kế toán vô cùng quan trọng. Từ ngàn xưa, hoạt động thương mại, sản xuất đã cần đến Kế toán. Do vậy, Kế toán Minh Huy sẽ làm series các bài viết về sự phát triển của Kế toán trong từng thời kỳ lịch sử. Chúng tôi hi vọng sau khi kết thúc series, các bạn sẽ có thêm hiểu biết về lĩnh vực quan trọng này.
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ bước lên chuyến du hành về quá khứ để tìm hiểu hoạt động Kế toán dưới thời Cổ đại. Ngày xửa, ngày xưa, từ khi người nguyên thủy biết vẽ tranh graffiti động vật lên hang động thì hình thức sơ khai của Kế toán đã ra đời. Sau mỗi lần đi săn, số lượng thú bắt được đều được thống kê một cách nguệch ngoạc trên mặt đá hoặc khắc lên thanh gỗ. Đây chính là hạt giống sơ khai của Kế toán.
1. Hình thức đầu tiên của Kế toán
Hạt giống Kế toán đã thành hình, nhưng để nó nảy mầm thì cần phải có môi trường phù hợp. Đó chính là thương mại. Khi hoạt động buôn bán trở nên náo nhiệt, Kế toán đã phát triển lên hình thái đầu tiên: Sổ nhật ký- ghi chép lại hoạt động buôn bán. Tại vùng Lưỡng Hà cổ đại, các nhà khảo cổ phát hiện một phiến đất sét có niên đại 4000 năm, viết bằng chữ hình nêm. Nội dung mô tả sự bức xúc của một khách hàng tên Nanni đối với tay lái buôn Ea-nasir vì bị người này lừa bán cho 486 kg đồng dỏm. Nếu ngày nay, người ta lên Facebook để livestream, tố cáo nhau lừa đảo, ăn chặn tiền từ thiện thì thời xưa, các cụ lại dùng cách ghi lên bảng đất sét để bóc phốt, khiến vết nhơ còn lưu tới ngàn đời. Nếu sống quá lỗi thì 4000 năm sau bạn vẫn có thể bị ghim…

2. Sự thiếu sót của loại hình Kế toán đời đầu
Tại Trung Quốc, vào năm thứ 9 sau Công nguyên, viên quan Vương Mãng với khả năng Marketing đại tài (tung lời đồn mình là thiên tử) đã chiếm được lòng tin của nhân dân, lật đổ nhà Đông Hán để lập ra nhà Tân. Sau khi lên ngôi, với châm ngôn sống: “Có làm thì mới có ăn, không làm mà đòi có ăn thì chỉ có… ăn may thôi!”, hoàng đế Vương Mãng đã ban hành một loạt các cải cách. Trong đó có cải cách chế độ quan lại, áp đặt KPI (cây bi ai) lên mỗi người, khiến nhiều quan lại vừa “bi” phẫn vừa “ai” oán. Giải thích cho dễ hiểu về loại cải cách này, địa phương nào làm ra nhiều thì quan viên lương cao, làm ra ít thì lương thấp. Tuy nhiên, đây là thời Cổ đại, không có Kế toán đơn chứ đừng nói đến Kế toán kép, người ta mới chỉ dùng Sổ tay để ghi chép lại sản lượng nên rất khó thống kê năng suất, lượng sản phẩm tạo ra. Hậu quả là các quan thường xuyên không sờ được tới đồng lương, chưa tới Tết nhưng miệng đã hát: “Nghe xuân sang thấy trong lòng đau ứa gan/ Tết đến nơi nhưng túi ta không có nổi một ngàn”. Trong cái khó, ló cái… dại, các quan bắt đầu bóc lột dân chúng khiến họ nhanh chóng chỉ còn mỗi cái nịt. Theo đúng quy trình, thần dân nổi dậy và lật đổ nhà Tân. Nhà Tân trị vì được 14 năm thì end game (-1 respect ). Thành nhờ Marketing mà bại lại do Kế toán.
3. Tạm kết
Rất may, đến thời điểm hiện tại, hoạt động Kế toán đã trở nên tinh vi hơn, hiệu quả hơn. Hiểu một cách ngắn gọn, đơn giản thì Kế toán là việc ghi chép các hoạt động của doanh nghiệp, thống kê kết quả kinh doanh, từ đó xác định được sức khỏe của doanh nghiệp. Do vậy, thay vì hỏi chủ doanh nghiệp 1 câu mơ hồ rằng: “Bao nhiêu lâu nữa thì bán được 1 tỷ gói mè?”, ta hoàn toàn có thể dùng số liệu để dự đoán kết quả. Những con số sẽ đưa ra câu trả lời chính xác, chứ không lạc đề theo kiểu: “Em bán kem đánh răng!” và càng không dẫn tới sụp đổ như nhà Tân trong lịch sử Trung Quốc.