Mức nộp và thời hạn nộp thuế môn bài mới nhất năm 2022

Thuế môn bài là gì? Thời hạn nộp hồ sơ, nộp tiền thuế môn bài khi nào? Cách tính số tiền phạt chậm nộp thuế môn bài như thế nào? Để hiểu rõ hơn về những vấn đề trên, hãy cùng Kế toán Minh Huy đi tìm hiểu nội dung sau:

Thuế môn bài hay lệ phí môn bài là một trong các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo năm. Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Sau khi khách hàng thành lập công ty hoặc bắt đầu hoạt động kinh doanh, khách hàng cần biết mức nộp lệ phí môn bài và thời gian để nộp lệ phí môn bài theo quy định.

1. Đối tượng nộp lệ phí môn bài

– Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm:

+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.

+ Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

+ Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

+ Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức nêu trên (nếu có).

+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

2. Mức nộp lệ phí môn bài

2.1. Mức nộp lệ phí môn bài đối với tổ chức

– Căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc điều lệ hợp tác xã hoặc căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư mà tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sẽ nộp lệ phí môn bài như sau:

Các tổ chức nêu trên có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.

2.2. Mức nộp lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ kinh doanh

– Căn cứ vào tổng doanh thu mà mức nộp lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

– Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình, địa điểm mới ra kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:

+ Đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình (trừ cá nhân cho thuê tài sản) là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

+ Đối với cá nhân có hoạt động cho thuê tài sản là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của các hợp đồng cho thuê tài sản của năm tính thuế. Trường hợp cá nhân phát sinh nhiều hợp đồng cho thuê tài sản tại một địa điểm thì doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài cho địa điểm đó là tổng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê tài sản của năm tính thuế. Trường hợp cá nhân phát sinh cho thuê tài sản tại nhiều địa điểm thì doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài cho từng địa điểm là tổng doanh thu từ các hợp đồng cho thuê tài sản của các địa điểm của năm tính thuế, bao gồm cả trường hợp tại một địa điểm có phát sinh nhiều hợp đồng cho thuê tài sản.

3. Thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài theo Nghị định 126

Ngày 19/10/2020 Chính phủ ban hành Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế 2019. Theo đó, quy định thời hạn nộp hồ sơ lệ phí môn bài có sự thay đổi như sau:

Tại Khoản 1 Điều 10 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn nộp hồ sơ lệ phí môn bài trong các trường hợp sau đây:

–  Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh (gọi chung là tổ chức) thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trước đây tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định đối với tổ chức thì thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn là trước ngày 30/01 của năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

– Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.

Trước đây: Không có quy định khai lệ phí môn bài đối với trường hợp trong năm có thay đổi về vốn.

– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thuế để xác định doanh thu làm căn cứ tính số tiền lệ phí môn bài phải nộp và thông báo cho người nộp lệ phí môn bài thực hiện theo quy định.

Trước đây: Tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 22 quy định hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán thì không phải khai lệ phí môn bài.

  • Như vậy, doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài khi mới thành lập, khi mở thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh hoặc khi có thay đổi về vốn.

4. Thời hạn nộp lệ phí môn bài theo Nghị định 126

– Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.

– Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp) thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:

+ Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm kết thúc thời gian miễn.

+ Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.

– Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đó hoạt động trở lại thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau:

– Trường hợp ra hoạt động trong 6 tháng đầu năm: Chậm nhất là ngày 30 tháng 7 năm ra hoạt động.

– Trường hợp ra hoạt động trong thời gian 6 tháng cuối năm: Chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm liền kề năm ra hoạt động.

5. Mức phạt chậm nộp thuế môn bài

Căn cứ Điều 42 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, tiền phạt chậm nộp 01 ngày được tính như sau:

Tiền chậm nộp tiền phạt 01 ngày = 0,05% x Tiền phạt chậm nộp

  • Lưu ý:

– Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.

– Không tính tiền chậm nộp tiền phạt trong các trường hợp sau:

+ Trong thời gian được hoãn thi hành quyết định phạt tiền.

+ Trong thời gian xem xét, quyết định miễn tiền phạt.

+ Số tiền phạt chưa đến hạn nộp trong trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần.

– Nếu tổ chức, cá nhân không tự giác nộp tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước thì cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm thông báo, đôn đốc tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt theo quy định.

Ví dụ: Trong năm 2021, Công ty Minh Huy thành lập ngày 21/04/2019 có vốn điều lệ 11 tỷ đồng đã chậm nộp thuế môn bài năm 2021. Ngày 31/03/2021, Công ty Minh Huy nhận được mail của cơ quan thuế về việc chậm nộp lệ phí môn bài năm 2021.

  • Số tiền lệ phí môn bài chậm nộp: 3.000.000 đồng (Do công ty có vốn điều lệ > 10 tỷ đồng)
  • Số ngày chậm nộp: từ ngày 01/02/2021 đến ngày 31/03/2021 (59 ngày)
  • Số tiền phạt chậm nộp:

3.000.000 x 0,05% x 59 ngày = 88.500 đồng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

MesengerZaloCallEmail