Nội dung chính
Thanh lý, nhượng bán TSCĐ cần thực hiện những thủ tục gì? Và hạch toán như thế nào?
– TSCĐ không cần dùng đến, lạc hậu hoặc hỏng hóc không sử dụng được nữa sẽ được doanh nghiệp thanh lý và nhượng bán.
Căn cứ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, hãy cùng Kế toán Minh Huy đi tìm hiểu về thủ tục cần thiết khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ và cách hạch toán như thế nào?
1. Các thủ tục cần khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ
+ Thành lập Hội đồng thanh lý, nhượng bán TSCĐ
+ Biên bản kiểm kê TSCĐ
+ Biên bản họp hội đồng thanh lý, nhượng bán TSCĐ
+ Quyết định thanh lý, nhượng bán TSCĐ
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
+ Biên bản giao nhận TSCĐ
+ Biên bản hủy TSCĐ
+ Hóa đơn GTGT nhượng bán, thanh lý TSCĐ
2. Hạch toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ
2.1. Ghi giảm nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
Có TK 213 – TSCĐ vô hình (Nguyên giá)
2.2. Phản ánh chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 141, 331, … (tổng giá thanh toán)
2.3. Phản ánh doanh thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK 111, 112, 131, ….
Có TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 333(1) – Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
2.4. Trường hợp có khoản thu thừ bán hồ sơ mời thầu liên quan đến hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK 111, 112, 138, ….
Có TK 811 – Chi phí khác
Ví dụ: Công ty Kế toán Minh Huy thanh lý 1 dây truyền sản suất cũ với nguyên giá 200trđ, đã khấu hao hết 180trđ. Thu nhập từ việc thanh lý 10trđ, đã thu bằng tiền mặt. Chi phí thanh lý hết 6trđ, trả ngay bằng tiền mặt.
Hạch toán:
+BT1: Ghi giảm nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 214: 180trđ
Nợ TK 811: 20trđ
Có TK 211: 200trđ
+BT2: Phản ánh chi phí thanh lý TSCĐ:
Nợ TK 811: 6trđ
Có TK 111: 6trđ
+BT3: Phản ánh doanh thu từ việc thanh lý TSCĐ:
Nợ TK 111: 10trđ
Có TK 711: 10trđ